Hello quý khách. Bữa nay, chúng tôi xin góp chút kinh nghiệm cá nhân về mẹo vặt, kinh nghiệm không thể thiếu khi tham gia thị trường tài chính qua bài viết Độ co giãn (Elasticity) của hàng hóa là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế
Đa số nguồn đều được cập nhật ý tưởng từ những nguồn website nổi tiếng khác nên sẽ có vài phần khó hiểu.
Mong mọi người thông cảm, xin nhận góp ý & gạch đá bên dưới bình luận
Xin quý khách đọc bài viết này ở nơi riêng tư kín để đạt hiệu quả nhất
Tránh xa toàn bộ những dòng thiết bị gây xao nhoãng trong công việc tập kết
Bookmark lại bài viết vì mình sẽ update liên tục
Độ co giãn (tiếng Anh: Elasticity) là một thuật ngữ kinh tế học, mô tả một sự thay đổi hành vi của người mua và người bán, nhằm đáp ứng sự thay đổi về giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ.
(Ảnh minh họa: IBM)
Độ co giãn
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Khái niệm
Độ co giãn trong tiếng Anh Elasticity.
Độ co giãn là một thuật ngữ kinh tế học, mô tả một sự thay đổi hành vi của người mua và người bán, nhằm đáp ứng sự thay đổi về giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ.
Nói cách khác, độ co giãn của cầu (Demand elasticity) hoặc tính không co giãn (Inelasticity) đối với sản phẩm hoặc hàng hóa được xác định bởi mức độ cầu của sản phẩm thay đổi khi giá tăng hoặc giảm.
Sản phẩm không co giãn là sản phẩm mà người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua sau khi giá thay đổi.
Độ co giãn của hàng hóa có thể thay đổi tùy theo sự có sẵn số lượng hàng thay thế, chi phí liên quan và lượng thời gian đã trôi qua kể từ khi thay đổi giá xảy ra.
Đặc điểm của Độ co giãn
Các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp cạnh tranh sẽ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ có độ co giãn vì các công ty này có xu hướng là người chấp nhận giá (Price taker).
Khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đạt đến độ co giãn, người bán và người mua nhanh chóng điều chỉnh nhu cầu của họ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Ngược lại với độ co giãn là tính không co giãn. Khi một hàng hóa hoặc dịch vụ không co giãn, người bán và người mua không có khả năng điều chỉnh nhu cầu của họ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ khi giá thay đổi.
Độ co giãn là một biện pháp kinh tế quan trọng, đặc biệt đối với người bán, bởi vì nó cho biết người mua sẽ tiêu thụ như thế nào khi giá thay đổi.
Khi một sản phẩm co giãn, sự thay đổi về giá sẽ nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi về lượng cầu. Khi một hàng hóa không co giãn, lượng cầu sẽ ít thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi.
Độ co giãn cũng giúp truyền đạt thông tin quan trọng đến người tiêu dùng.
Nếu giá thị trường của hàng hóa co giãn giảm, các công ty có khả năng giảm số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ dự định cung cấp. Nếu giá thị trường tăng lên, các công ty có khả năng tăng số lượng hàng hóa bán ra. Điều này rất quan trọng đối với người tiêu dùng, là những người cần sản phẩm và quan tâm đến sự khan hiếm hàng hóa.
Ví dụ thực tế về Độ co giãn của hàng hóa
Thông thường, hàng hóa có độ co giãn là hàng hóa hoặc dịch vụ không cần thiết hoặc là hàng hóa có thể thay thế được.
Ngành hàng không có độ co giãn vì đây là ngành có tính cạnh tranh. Nếu một hãng hàng không quyết định tăng giá vé, người tiêu dùng có thể sử dụng một hãng hàng không khác, và hãng hàng không tăng giá vé sẽ thấy cầu về dịch vụ của họ giảm.
Trong khi đó, xăng là một ví dụ về hàng hóa tương đối không co giãn vì nhiều người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua nhiên liệu này cho phương tiện của họ, bất kể giá thị trường tăng hay giảm.
(Theo Investopedia)
Nguồn tổng hợp