Spread có lẽ là thuật ngữ giao dịch forex bạn không chỉ biết mà nên hiểu rõ bởi nó không chỉ ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định chọn sàn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tài khoản của bạn bởi spred không chỉ là phần sàn thu phí mà nhiều sàn còn tìm cách móc túi nhà đầu tư thông qua sread.
Vậy Spread là gì? Có những loại Spread nào? Cách tính Spread trong forex ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Spread là gì?
Spread là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một công cụ tài chính tại thời điểm hiện tại.
Bạn có biết thu nhập chính của các sàn môi giới ngoại hối là gì không, đó chính là Spread.
Spread là cách mà các sàn môi giới kiếm tiền. Thay vì tính phí riêng cho việc giao dịch của các bạn thì họ sẽ tính mọi chi phí qua spread.
Ví dụ như họ nhận được báo giá từ hệ thống liên thị trường với spread là 1 pip, thì khi báo giá cho bạn họ sẽ tăng mỗi chiều lên 0.1 pip, khi đó spread tăng lên 1.2 pip.
Vậy khi bạn mua hay bán cặp tiền đó thì nhà môi giới sẽ kiếm được hoa hồng chênh lệch là 0.1 pip.
Vì vậy, một sàn môi giới Forex nói rằng họ không thu phí hoa hồng (phí commission), thực chất là có, chỉ có điều nó được tính thẳng vào spread mà thôi.
Công thức tính Spread là gì?
Công thức tính spread là gì?
Spread là chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask, vì vậy để tính spread, đơn giản chỉ cần lấy giá ASK trừ đi giá BID.
Spread = Giá Ask – Giá Bid
Spread được đo lường bằng pip.
Đối với hầu hết các cặp tiền tệ, một pip được trích dẫn ở số thứ 4 sau dấu thập phân.
Ví dụ báo giá EURUSD sẽ là 1.1051/1.1053 tương đương spread = 2 pip.
Các cặp tiền tệ có đồng Yên Nhật (JPY) ở sau thì một pip sẽ được trích dẫn ở vị trí thứ 2 sau dấu thập phân.
Ví dụ báo giá USDJPY sẽ là 110.00/110.04 . Báo giá này cho thấy spread = 4 pip.
Bạn có thấy rất nhiều lần spread của cặp tiền mà bạn đang giao dịch bị thay đổi, thậm chí là biến động rất mạnh khiến cho giao dịch của bạn bị bất lợi hơn không?
Đó là một trường hợp phổ biến trong giao dịch Forex: Giãn spread.
Giãn Spread là gì?
Khi bạn giao dịch ở một sàn môi giới bất kỳ nào đó, sàn luôn đưa thông tin về Spread của các cặp tiền, hay một sản phẩm nào đó mà họ cung cấp.
Ví dụ đối với sàn XM, họ sẽ nói rằng: Spread của EUR/USD từ 0.7 pip (points) hoặc Spread của Vàng trung bình là 2 pip.
Bạn hãy lưu ý, đó là mức Spread lý tưởng với điều kiện thị trường ổn định.
Trong một số điều kiện bất ổn định, bạn sẽ thấy spread của EUR/USD không còn là 0.7 pip nữa, thay vào đó nó có thể tăng lên 3 pip, 5 pip hay thậm chí là vài chục pip.
Đó gọi là GIÃN SPREAD.
Vậy lý do của việc giãn spread là gì? Và khi nào giãn spread xảy ra?
Hiểu 1 cách đơn giản, spread tạo ra bởi 2 lý do:
- Do quy luật cung cầu: sự chênh lệch giá giữa người mua và người bán
- Do các sàn môi giới quy định: các sàn có thể tăng thêm nguồn thu bằng cách tăng spread vào các cặp tiền cao hơn so với giá mà các nhà thanh khoản cung cấp.
Vậy bạn có thể hình dung rằng spread thay đổi cũng từ 2 lý do trên.
Trong quá trình giao dịch, có 2 thời điểm hiện tượng giãn spread diễn ra thường xuyên nhất (luôn như vậy), đó là:
- Thời điểm giao phiên giữa các ngày
- Thời điểm công bố tin tức (có thể trước hoặc sau tin)
Thời điểm giao phiên giữa các ngày
Lý do khiến spread giãn tại thời điểm này là gì? Đây là thời điểm mà thanh khoản thị trường rất mỏng, hầu như rất ít người giao dịch tại thời điểm này (cuối phiên Mỹ hoặc đầu phiên Úc).
Khi thanh khoản thấp, cũng là khi mà lượng người mua và người bán ít dẫn đến sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng cao hơn.
Vì vậy bạn nên hạn chế giao dịch tại những thời điểm này bởi mức chi phí mà bạn phải trả cho mỗi giao dịch sẽ lớn hơn rất nhiều đấy nhé.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến việc giữ lệnh qua đêm bởi spread giãn rất có thể sẽ khiến cho giao dịch của bạn bị đóng ngoài ý muốn.
Thời điểm công bố tin tức
Trước các thời điểm công bố tin tức, đặc biệt là đối với các tin tức quan trọng như: tin Nonfarm, FOMC hay Công bố lãi suất của các ngân hàng trung ương,…là những thời điểm spread có thể giãn ra cực mạnh. Tại sao vậy?
Đây là lúc mà 2 lý do tôi đề cập phía trên được thể hiện rõ ràng nhất:
Theo quy luật cung cầu: Khi tin tức quan trọng được công bố, đặc biệt là tin tức nghiêng hẳn về một hướng (tốt hẳn hoặc xấu hẳn) khiến số lượng giao dịch mua (hoặc bán) lệch hẳn so với phía còn lại, làm cho chênh lệch giá mua và giá bán tăng lên.
Về phía sàn môi giới (chủ yếu là các sàn Market Maker): các sàn môi giới Market Maker thường thỏa thuận mức spread của riêng họ đối với khách hàng của mình
Vì vậy khi có tin tức quan trọng được công bố, sàn sẽ giãn spread ra để bảo vệ lợi ích cho chính mình, tránh trường hợp phải bù lỗ khi chênh lệch giá của thị trường lớn hơn spread mà sàn thỏa thuận với khách hàng.
Cách để tránh giãn Spread là gì?
Như đã nói ở trên, Spread giãn chủ yếu do quy luật cung cầu của thị trường tại mỗi thời điểm và cũng có thể do sàn môi giới.
Việc giãn spread là điều không hề tốt đối với các trader, vì vậy bạn cần tránh giao dịch tại những thời điểm có thể xảy ra hiện tượng giãn spread.
Cụ thể, bạn cần lưu ý và tránh các thời điểm sau:
- Thời điểm giao phiên giữa các ngày giao dịch: các phiên hoạt động của thị trường Forex có thể thay đổi theo mùa. Webtaichinh.vn đã có một bài viết cụ thể giúp bạn nắm rõ thời gian của các phiên giao dịch, xem bài viết tại đây.
- Thời điểm công bố tin tức: Nếu bạn là một người mới và chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch cũng như xử lý giao dịch khi có tin tức, bạn cần tránh chúng ra. Để theo dõi thời điểm các tin tức được công bố, bạn có thể theo dõi tại website ForexFactory.com.
- Để hiểu rõ về cách sử dụng tin tức cũng như các tính năng trên ForexFactory, bạn có thể xem tại bài viết này.
Ngoài ra, có một cách để tránh spread khác (tuy nhiên tôi không khuyến khích sử dụng cách này), đó là bạn có thể giao dịch tại các sàn môi giới Fix Spread.
Fix spread là gì? Mời bạn xem tiếp ngay dưới đây.
Các loại spread trong thị trường forex và chứng khoán
Có hai loại spread:
- Spread cố định (Fixed Spread)
- Spread thả nổi (Variable Spread)
Nếu Spread cố định thường được cung cấp bởi các Dealing Desk hay còn gọi Market Maker, thì spread thả nổi sẽ được cung cấp bởi các sàn dạng STP và ECN hay No Dealing Desk.
Xem thêm Phân loại và so sánh sàn Forex để hiểu hoạt động các loại sàn môi giới.
Spread cố định là gì?
Spread cố định (Fixed Spread) là gì?
Spread cố định là spread không thay đổi trong mọi điều kiện thị trường.
Ưu điểm
Giao dịch với spread cố định, các trader không lo ngại về sự biến động lớn trên thị trường. Ngoài ra có thể tính toán được chi phí giao dịch cụ thể trước khi vừa vào lệnh.
Nhược điểm
Những sàn giao dịch Forex cho phép giao dịch với spread cố định thường báo giá spread cao hơn đáng kể so với spread thả nổi.
Tức là trong điều kiện thị trường bình thường, bạn sẽ chịu thiệt hơn nhiều so với spread thả nổi.
Spread thả nổi là gì?
Spread thả nổi (Variable Spread) là gì?
Đúng như tên gọi, spread thả nổi tức là mức chênh lệch giữa giá BID và giá ASK của cặp tiền tệ luôn thay đổi, tùy theo điều kiện thị trường.
Spread thả nổi được cung cấp bởi các sàn môi giới Non-dealing, họ sẽ nhận tỷ giá từ các nhà cung cấp thanh khoản và cung cấp nó trực tiếp cho các trader mà không hề can thiệp đến tỷ giá.
Khi đó chênh lệch tỷ giá của các cặp tiền tệ phụ thuộc vào sự biến động chung của thị trường Forex.
Thường thì khi mở đầu phiên mỗi ngày giao dịch hoặc trong những ngày lễ là lúc thanh khoản của thị trường thấp nhất trong ngày, khi đó sự spread biến động càng cao.
Ví dụ: Bạn đang muốn vào một lệnh mua với cặp EUR/USD, khi đó spread đang là 1 pip, nhưng ngay khi bạn chuẩn bị click mua, có tin tức về báo cáo thất nghiệp của Mỹ được đưa ra và spread tăng vọt lên 30 pip.
Ưu điểm
Spread thả nổi thấp hơn spread cố định khá nhiều.
Khi bạn giao dịch với spread thả nổi, việc lệnh giao dịch của bạn bị requote là rất ít khi xảy ra, do đó bạn có thể vào lệnh ngay lập tức bất kì lúc nào mà không phải lo ngại việc lệnh không được khớp.
Ngoài ra, giao dịch với spread thả nổi cũng minh bạch hơn bởi vì bạn sẽ được cung cấp tỷ giá đúng với tỷ giá thị trường.
Nhược điểm
Khi có tin tức diễn ra, spread thả nổi sẽ tăng mạnh làm cho bạn hụt 1 phần lợi nhuận (hoặc tăng thêm 1 phần thua lỗ) so với khi thị trường điều kiện bình thường.
Spread cố định và spread thả nổi, cái nào tốt hơn?
Bạn đã hiểu rõ bản chất của giá bid ask, spread cố định và thả nổi là gì, vậy bạn sẽ chọn loại spread nào?
Hiện nay hầu hết những sàn môi giới Forex hàng đầu đều cung cấp tài khoản có spread thả nổi. Ví dụ như sàn ICMarkets, sàn XM, sàn Tickmill, …
Đặc biệt sàn ICMarkets nổi tiếng với Spread thả nổi với nhiều thời điểm cặp EURUSD bằng 0.
Xem thêm tại bài Đánh giá chi tiết sàn ICMarkets mới nhất.
Và hầu hết các trader đều lựa chọn spread thả nổi để giảm tối đa chi phí giao dịch trong điều kiện bình thường.
Khi giao dịch với spread thả nổi, tình trạng requote lệnh gần như là không có.
Còn nếu thị trường biến động bởi tin tức, spread thả nổi bị đẩy lên quá cao, điều cần làm chỉ là TRÁNH GIAO DỊCH KHI CÓ TIN TỨC.
Dù vậy, cũng có những trader thích giao dịch với spread cố định, như vậy họ có thể dễ dàng tính toán được lợi nhuận cũng như thua lỗ chính xác là bao nhiêu.
Hay có những trader thích lướt sóng với spread cố định để hạn chế được những rủi ro bất ngờ đến từ việc giãn spread…
Nếu bắt buộc phải lựa chọn giúp bạn, tôi sẽ chọn SPREAD THẢ NỔI.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bid ask spread
- Tính thanh khoản của sản phẩm tài chính
- Điều kiện thị trường
- Khối lượng giao dịch
Spreads phụ thuộc vào tài sản cơ sở. Càng nhiều tài sản được giao dịch thì tính thanh khoản của thị trường càng cao. Điều này nghĩa là khoảng cách giữa cung và cầu càng gần nhau, khiến mức spread thấp. Với các thị trường có tính thanh khoản thấp như khí thiên nhiên, thì trader phải quan tâm nhiều hơn đến giá bid ask spread và các phí môi giới khác.
Phụ thuộc vào dịch vụ mà sàn chứng khoán cung cấp, phí spreads có thể cố định hoặc biến đổi. Tuy nhiên, các sàn chứng khoán thường không cố định phí spread trong thời điểm mà giá biến động lớn hoặc một tin tức quan trọng được công bố.
Spreads trong forex có thể thay đổi theo điều kiện thị trường: Chúng thường cao hơn khi một tin tức được công bố và phần lớn các sàn chứng khoán không thể đảm bảo phí spread cố định trong thời điểm này và các thời điểm giá biến động mạnh.
Nếu trader giao dịch trong khoảng thời gian Ngân hàng Trung ương Châu Âu họp bàn chính sách hoặc FED công bố một thông tin nào đó, thì các sàn chứng khoán không thể đảm bảo phí spread và phí môi giới sẽ ổn định như bình thường.
Tài khoản Forex không tính phí spreads
Liệu trader có thể giao dịch Forex mà không mất phí spreads hay không?
Các tài khoản no dealing desk hoặc ECN đều không mất phí môi giới. Thay vì trả phí spread forex cho sàn chứng khoán, trader sẽ trả phí interbank spread – phí chênh lệch giữa giá ask và giá bid của ngân hàng (ví dụ: 0,1 đến 0,2 pip trên EURUSD).
Trong trường hợp này, các sàn chứng khoán sẽ thu phí cố định với mỗi một hợp đồng giao dịch (sàn chứng khoán thu phí truy cập thị trường của trader).
Phí spread forex tốt nhất
Phí spread tốt nhất trong forex là interbank spread. Đây là mức spread chuẩn trong thị trường Forex vì nó phản ánh đúng sự chênh lệch giữa cung – cầu trong tỷ giá hối đoái. Để truy cập interbank spreads, trader cần có tài khoản ECN. Với tài khoản forex này, các nhà đầu tư chỉ phải trả một mức phí cố định cho mỗi giao dịch là có thể dùng interbank spread.
Cách xem spread trong forex trên MetaTrader 4
Sau khi mở nền tảng MetaTrader 4, trader có thể chuyển đến cửa sổ “Market Watch” ở phía bên trái màn hình.
Để xem bid ask spreads trong MT4, trader có thể làm theo 2 cách sau:
- Chuột phải trong cửa sổ “Market Watch” và click vào “spread”. Thao tác này sẽ hiển thị Spread Forex sau giá “Bid” và “Ask” theo thời gian thực.
- Trong biểu đồ MT4, chuột phải và click “Properties”. Thao tác này sẽ mở một cửa sổ kết nối đến biểu đồ. Sau đó, chuyển đến phần “common”, chọn ô “Show Ask line” và click “Ok”.
Với cách làm thứ 2, spread sẽ được biểu diễn bởi đường màu đỏ (thể hiện giá Ask). Spread trong forex là sự chênh lệch giữa giá thực và giá Ask.
Ngoài 2 cách làm trên, ta còn có nhiều cách khác để xem spread trong forex trên biểu đồ MT4.
Các công cụ kỹ thuật mà Admiral Markets MetaTrader 4 Supreme Edition cung cấp cho phép trader xem spreads forex một cách chi tiết hơn. Chúng gồm có:
Chỉ báo “Admiral Spread Indicator”
Chỉ báo này cho phép trader xem mức spread của tài sản theo thời gian thực trong biểu đồ. Ngoài ra, nó còn hiển thị lịch sử áp dụng spread indicator trên biểu đồ.
Để dùng chỉ báo spread indicator, trader phải hiển thị nó trên biểu đồ và click “Ok”. Mức spread được hiển thị ở phần dưới biểu đồ với giá trị chính xác theo thời gian thực (được viết bằng màu đỏ ở phía bên trái), phía trên biểu tượng Admiral Markets.
Xem mức spreads với Expert Advisor (EA) “Admiral Mini Terminal”
EA thường được dùng để:
- Nhanh chóng giữ 1 vị thế giao dịch
- Quản trị các vị thế giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả
Cửa sổ Mini Terminal hiển thị phí spread theo thời gian thực giữa 2 nút mua và bán (buy và sell), cho phép trader biết mức spread trong forex hiện tại mà không cần giảm kích cỡ biểu đồ vì cửa sổ “Market Watch”.
Để sử dụng EA, trader phải để nó trượt trên biểu đồ và click “Ok”. Một cửa sổ nhỏ sẽ được hiển thị phía trên cùng bên trái của biểu đồ với giá trị forex spread.
Leave a Reply