Take Profit là điểm tạo lợi nhuận. Take Profit có nhiệm vụ trái ngược với Stop Loss – điểm dừng khi giá đi sai đường, nhưng Take Profit là điểm làm lời khi giá đi đúng hướng.
Tuy nhiên khi xác định được các điểm Vào lệnh, điểm Chốt lời, điểm Cắt lỗ thì CHIẾN LƯỢC hành động với các Điểm Chốt Lời, Cắt Lỗ như thế nào là hiệu quả nhất?
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để tối ưu hoá lợi nhuận và đảm bảo Pips xanh khi đã chui vào trong tài khoản rồi thì sẽ không được phép mất đi.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Lệnh Take Profit là gì?
Lệnh chốt lời là một loại lệnh được bổ sung vào một lệnh khác để tự động đóng lệnh đó lại nếu giá chạm một mức giá nhất định mà tại đó bạn quyết định chốt lời.
Lệnh này rất hữu ích vì nó giúp bạn biến số tiền lãi danh nghĩa thành số tiền lãi thật thực sự.
Trong các phần mềm giao dịch, lệnh chốt lời được viết là “take-profit”. Trong các tài liệu, thuật ngữ hoặc cách gọi tắt khi trao đổi trên website, nó cũng có thể được gọi tắt là TP.
Tại sao phải Take Profit?
Nguyên nhân vì sao phải Take Profit để bảo vệ vốn của bạn.
Bạn từng gặp trường hợp nào xảy ra như vậy chưa?
Mở lệnh, sau đó có lời hay có thể lỗ trước rồi sau đó có lời, và lệnh này có lợi nhuận từ từ tăng lên, sau đó giá lại thay đổi từ từ đi xuống, làm cho lợi nhuận giảm đi so với trước đó, nhưng giá vẫn ở mức hài lòng hay chưa đạt được giá như mục tiêu của bạn, làm cho bạn có cảm giá là giá có thể sẽ tăng cao nữa nên không để ý gì.
Nhưng sau đó không lâu, giá giảm từ từ cho đến vốn ban đầu và đến luôn cả điểm ngưng lỗ (Stop Loss) mà bạn cài đặt trước đó.
Nếu giá đạt đến điểm đó, bạn sẽ có thể trách bản thân mình “nếu đóng lệnh có lợi nhuận từ đầu, chắc không bị lỗ như vậy”.
Đây chính là lí do vì sau bạn phải có Take Profit, để bảo vệ lợi nhuận không biến thành lỗ vốn.
Chiến lược để Take Profit và tối đa lợi nhuận
Nên cài đặt điểm chốt lời ở khu vực mà chúng ta dự đoán giá sẽ có thể đến, mỗi người sẽ có kỹ thuật cài đặt Take Profit khác nhau, nhưng đa số đều Take Profit theo đường Kháng cự – Hỗ trợ khi giá đi theo hướng Sideway.
Nếu bạn nhìn vào biểu đồ dưới đây, bạn sẽ nhận thấy thông thường một mức giá di chuyển để phá vỡ hỗ trợ hoặc kháng cự.
Thường sau đó thì giá đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại. Vì vậy, các mức kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp bạn thiết lập các TP thật tốt. Đó là lý do tại sao chiến lược này là phổ biến nhất trong các trader.
Take Profit theo ngưỡng kháng cự
Trong hình thì:
- Kháng cự.
- Mức giá vào trước xu hướng tăng.
- Mức chốt lời.
Thứ nhất, tìm một mức kháng cự. Sau đó, dựa vào mức này, bạn sẽ có thể đặt lệnh Take Profit. Như bạn thấy, chúng tôi đặt mức TP lên vài pip dưới ngưỡng kháng cự.
Chúng tôi đề nghị bạn đặt TP dưới mức kháng cự một chút, vì cơ hội giá sẽ đạt mức này và bạn đóng vị thế của bạn với lợi nhuận trong trường hợp này sẽ cao hơn.
Take Profit theo ngưỡng hỗ trợ
Trong hình thì:
- Hỗ trợ.
- Mức giá vào trước xu hướng giảm.
- Mức chốt lời.
Nếu bạn nhận thấy xu hướng giảm, hãy tìm một ngưỡng hỗ trợ. Trái ngược với trường hợp kháng cự, mức TP sẽ là một vài pip trên mức hỗ trợ.
Lưu ý: Mức hỗ trợ và kháng cự có thể được hiển thị không chỉ với các đường ngang mà đánh dấu mức đỉnh và đáy trước đó, nhưng với các đường xu hướng và các kênh, cũng như các điểm pivot và các mức Fibonacci.
Take Profit theo Trend
Một số người có thể cài đặt Take Profit di chuyển theo giá, khi giá đi theo hướng Trend.
Cách đặt lệnh chốt lời (Take Profit)
Khi bạn có một lệnh đang hoạt động, nhưng muốn chốt lời, bạn cần sử dụng lệnh “Modify or Delete” như sau:
Trong bảng Toolbox đang hiển thị thông tin về giao dịch đang thực hiện, bạn bấm chuột phải vào lệnh muốn điều chỉnh/ chọn “Modify or Delete”):
- Trong “Type” chọn: Modify Position
- Trong “Take Profit” : nhập giá chốt lời
- Trong “Stop Loss”: nhập giá dừng lỗ
- Khi nút Modify bên dưới hiện lên, bấm vào đó để nhập lệnh.
TẠI SAO LẠI CÓ CÁC ĐIỂM TAKE PROFIT 1, TAKE PROFIT 2, TAKE PROFIT 3 VÀ FULL TAKE PROFIT?
Các mức Take Profit khác nhau trên thực tế chính là các Kịch bản giao dịch Forex về sự biến động của Tỷ giá do chính chúng ta tự xác định và vạch ra với Kỳ vọng tỷ giá sẽ biến động trong vùng đó.
Với các Trader mới, thường thì Họ sẽ THẢ RÔNG vùng Take Profit và thậm chí… THẢ RÔNG Stop Loss luôn. Đây chính là trường hợp nguy hiểm nhất với một Trader khi họ sẵn sàng Thua đủ với Sàn.
Dưới đây là Hành trình tâm lý của một Trader mới:
Nghĩa là họ sẽ Gồng lãi với một con số nào đó trong đầu mà họ không định hình. Khi cảm thấy đủ, Không rõ là bao nhiêu pips và cũng không rõ là lời bao nhiêu USD thì họ sẽ cut.
Khi mở biểu đồ ra, nếu Lãi hiển thị bằng USD họ cảm thấy hợp họ sẽ đóng lệnh.
Nhưng, đó là trong trường hợp lý tưởng, tỷ giá xuống là xuống luôn và1 tháng, hoặc lên thì lên luôn vài tháng.
Trong trường hợp ngược lại, Tỷ giá bắt đầu đảo chiều, Tâm lý của Trader với lệnh Buy lúc này là:
Nó sẽ lại lên thôi, kệ nó.
Thị trường tiếp tục đi xuống, họ vẫn giữ suy nghĩ là thị trường sẽ đi lên.
Thị trường quay về điểm họ vào lệnh, họ vẫn tiếp tục nuôi hi vọng là tỷ giá sẽ lên.
Tỷ giá lại xuống, âm một ít thôi, chưa là gì….
Tỷ giá xuống và Trader âm 50% tài khoản… chắc nó sẽ lên tiếp thôi.
Khi tỷ giá tiếp tục xuống và báo động gần cháy: Tiếp tục nạp tiền hold lệnh chờ nó lên….
Ai ngờ, tỷ giá xuống luôn 4 năm trời vẫn chưa thấy quay đầu và tài khoản thì chả còn đồng nào…
ĐÓ CHÍNH LÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU CỦA TỶ GIÁ ĐỂ CHỐT LỜI.
Khi bạn xác định Take Profit theo các mức tức là bạn đang rút dần ra khỏi thị trường. Cho tới Full Take Profit thì có nghĩa là bạn đã thoát hoàn toàn khỏi thị trường mà không phải Neo theo thị trường trong U minh.
Xác định Các mức Take Profit để có thể tìm điểm thoát khỏi thị trường đúng lúc.
Ví dụ: Tỷ giá đi lên Take Profit 1, lên tiếp Take Profit 2. Khi tới Take Profit 2 thì xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều. Nhưng thoát luôn thì tiếc mà Hold thì lại sợ nó quay về Entry và… mất hết lợi nhuận.
VÀO 1 LỆNH VỚI LOT LỚN HAY VÀO NHIỀU LỆNH VỚI LOT NHỎ?
Bây giờ chúng ta phải đặt ra bài toán là Khi đã xác định được Entry, Stop Loss và Take Profit thì chúng ta sẽ dùng bao nhiêu tiền để vào lệnh trên vốn hiện có? Hay lại như con thiêu thân lao vào Dùng hết cả Đòn bẩy oánh 1 lệnh cháy thì nghỉ.
Ở đây chúng ta sẽ lấy ví dụ với vốn 1.000 USD nhé!
Chiến thuật vào lệnh của tôi chưa bao giờ vượt quá 0.03 Lot. Và sẽ dùng không quá 5% tổng tài khoản để gồng lỗ. Tức khoản lỗ/tổng vốn 1000USD ko vượt quá 5% -> Không được vượt quá 50USD.
Thường tôi sẽ dùng khoảng chưa tới 3% – 30USD để gồng lỗ
Ví dụ trong phân tích AUD/JPY, chúng ta xác định:
Entry – Vào lệnh:
- Buy AUD/JPY tại mức tỷ giá hiện tại 82.15
- Stop Loss: 81.70
- Take Profit 1: 82.50
- Take Profit 2: 82.70
- Full Take Profit: 82.95
Như vậy chúng ta sẽ không vào lệnh 1 lần 0.03 Lot. Vì hầu hết các sàn không cho phép Đóng từng phần trên 1 lệnh.
Chiến lược vào lệnh là:
Tại mốc giá Entry 82.15 chúng ta sẽ vào 03 lệnh Buy như đã phân tích với mỗi lệnh là 0.01 Lot.
STT | Entry | Stop Loss | Take Profit | Note |
---|---|---|---|---|
Buy 01 | 82.15 | 81.70 | 82.50 | Take Profit 1 |
Buy 02 | 82.15 | 81.70 | 82.70 | Take Profit 2 |
Buy 03 | 82.15 | 81.70 | 82.95 | Full Take Profit |
Các bạn có thể thấy:
- Điểm Entry của 03 lệnh giống nhau.
- Điểm Stop Loss của 03 lệnh giống nhau.
- Điểm Take Profit của 03 lệnh khác nhau.
- Stop Loss cách Entry: 82.15 – 81.70 = 0.45 = 45pips.
Dưới đây là Minh hoạ cụ thể:
Chúng ta sẽ dùng bảng Excel Quản lý rủi ro và quản lý Vốn Forex này để tính số Lot vào lệnh được phép trên Tổng số vốn hiện có.
Tuy nhiên các con số tính toán này chỉ để cho bạn cái nhìn tổng quan về Tài khoản và mức độ rủi ro mà bạn sẽ phải chấp nhận.
Chúng ta nên tạo thói quen giao dịch là vào lệnh không quá 0.03 Lot và 1 lần vào 03 lệnh, mỗi lệnh 0.01 Lot không hề thay đổi. Và tất nhiên với số vốn 1.000USD kèm với khoảng Stop Loss không vượt quá 100pips thì Số tiền mà chúng ta phải gồng lỗ không bao giờ vượt quá 3-5%/tổng vốn.
Từ khóa liên quan:
Leave a Reply