Đối với dân tài chính mà nói thì thuật ngữ “Trader” chắc chắn không còn xa lạ, đặc biệt là trong ngoại hối (forex), đầu tư chứng khoán hay gần đây nhất là tiền ảo (Cryptocurrency).
Vậy liệu có bao nhiêu người hiểu thật sự Trader là gì, có bao nhiêu loại trader. Cùng Webtaichinh.vn tìm hiểu chi tiết nhé
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Trader là ???
Trong thị trường tài chính, Trader là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân thực hiện các giao dịch, mua bán các sản phẩm tài chính ngoại hối (Forex – Foreign Exchange) như: ngoại tệ, hối phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, cặp tiền tệ trên thị trường forex, chỉ số, vàng bạc, cryptocurrency ( tiền mã hóa)…v..v. dưới danh nghĩa bản thân hoặc đại diện cho tổ chứcå/ cá nhân khác. Họ là các mắt xích trung tâm của toàn bộ hệ thống kinh doanh tài chính.
Trader ( ngược với Investor) thực chất chỉ sự đầu tư mang tính ngắn hạn và kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả.
Có nên làm trader không?
Ưu điểm của nghề Trader
Nói chính xác là có nên làm công việc Trader hay không, chứ nó không phải là nghề trader. Hiện nay các bạn trẻ lựa chọn nghề này khá nhiều còn đối với độ tuổi từ 35 trở lên thì khá ít. Và để xem thử nó có gì hấp dẫn đến như vậy:
- Làm trader có nhiều dạng: Làm nhân viên cho các sàn môi giới hoặc là trader tự do – bản thân đầu tư kiếm tiền => Sự đa dạng về công việc nên sẽ có nhiều sự lựa chọn. Hoặc mọi người có thể từ trader tự do chuyển sàn trader chuyên nghiệp, hoạt động chuyên mảng tư vấn giao dịch.
- Các trader bên cạnh làm công việc về kỹ thuật giao dịch thì có làm người môi giới, làm hướng dẫn trên các kênh hoặc làm thành khóa học để bán.
- Làm công việc tự do, không bị ràng buộc bởi bất kỳ ai, không lo về thời gian cũng như không gian nơi làm việc
- Lợi nhuận thu về tương đối cao, đôi khi có thể làm giàu từ công việc Trader nếu bạn là người chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu
- Có thể kết hợp làm nghề chính hay nghề phụ đều được, không bị ràng buộc quá nhiều nên linh hoạt
- Ai có khả năng đều làm được, không yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc như các ngành nghề khác
Những thách thức đối với nghề Trade là gì
Với xu hướng nhiều bạn trẻ tham gia như hiện nay thì chỉ có số ít nghiêm túc với nghề mà thôi còn lại thì đều xem đây như là một phương thức làm giàu nhanh chóng, xem như là một cái gì đó tham vọng muốn chinh phục mà thôi. Vậy nên thách thức đối với người làm nghề nào đó chính là:
- Cám dỗ của đồng tiền: Quy luật của thị trường không dễ dàng như vậy, khi bạn nhận được nhiều thì càng muốn nhiều hơn, nhưng thị trường sẽ lấy lại nếu như bạn quá tham lam mọi thứ.
- Đây là công việc mà liên quan đến mảng không được pháp luật Việt Nam cho phép, nên cũng khá hạn chế đối khi cò
- Dành nhiều thời gian cũng như công sức để nghiên cứu, phân tích và dự đoán thị trường
- Các giao dịch trên thị trường/ sàn quốc tế có quá nhiều rui ro: Rủi ro kỹ thuật, thị trường, lừa đảo….
Vậy nên việc có trở thành trader hay không thì còn tùy thuộc với mọi người, tuy nhiên chúng tôi khuyên mọi người nếu đã lựa chọn thì nên làm thật chuyên nghiệp và xem đây là nghề phụ thôi đứng xem nó là nghề chính.
Điểm khác nhau giữa Trader và Investor?
Trader (người giao dịch) và Investor (người đầu tư) thường khác nhau ở chỗ thời gian nắm giữ sản phẩm đầu tư. Investor sẽ nắm giữ sản phẩm lâu hơn nhiều so với Trader, vốn thường chỉ lướt sóng ngắn hạn.
Nhiệm vụ của Trader là gì
Trader dù là dân nghiệp dư hay chuyên nghiệp, dù làm cá nhân (retail trader) hay thuộc tổ chức thì thường đều nhắm đến mục tiêu là lợi nhuận. Ngoài ra, có một số loại trader đặc thù như hedger thì mục tiêu là phòng ngừa rủi ro.
Phân loại Trader
Trader có thể được chia thành 7 loại:
Day Trader – Trader trong ngày
Day Trader là người giao dịch các sản phẩm tài chính với thiên hướng là mua / bán và chốt lệnh trong cùng ngày, trước khi thị trường đóng cửa. Tùy vào cách thức giao dịch, day trader có thể vào vài lệnh đến hàng trăm lệnh mỗi ngày.
Floor Trader – Trader trên sàn
Floor Trader là thành viên của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa và thường giao dịch trên sàn với tài khoản riêng của họ. Floor Trader thường phải tuân thủ luật giống như những Specialist của sàn, những người trade đại diện cho người khác. Muốn làm floor trader thì phải tuân theo quy trình và có bằng cấp bắt buộc.
High Frequency Trader – HFT Trader
Đây là từ ngữ nổi tiếng thời gian gần đây. HFT Trader đa số sử dụng thuật toán và giao dịch với tốc độ cao và khối lượng giao dịch lớn nhằm ăn chênh lệch lời lỗ rất nhỏ, nhưng đánh nhiều lệnh trong 1 ngày và cuối cùng là kiếm được lơi nhuận lớn.
Chiến thuật này thường nhắm đến tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cao hơn nhiều so với các chiến thuật cổ điển là mua và nắm giữ. Các HFT Trader này thường đóng vai trò quan trọng tạo ra các cú flash crash – cú sập giá nhanh – trong thị trường thời gian gần đây.
Rogue Trader – Trade giả mạo
Rogue Trader thường là các Trader thuê và đặt lệnh thay mặt cho bên thuê mình (theo 1 điều khoản công việc nào đó) nhưng lại đặt những lệnh vượt quá thẩm quyền. Từ Rogue Trader này được sử dụng nhiều trong thị trường tài chính, nơi có nhiều Rogue Trader đã từng tạo ra những giao dịch đặc biệt lớn và không được sự đồng ý của công ty họ.
Ngoài ra còn có những kiểu Trader khác như Stock Trader của dân chứng khoán, hay phân loại Day Trader, Swing Trader, Position Trader….tùy theo thời gian nắm giữ lệnh.
Dù là kiểu Trader gì đi chăng nữa thì cũng nên nhớ, mục tiêu của chúng ta là quản lý rủi ro thật chặt chẽ và kiếm được lợi nhuận dài hạn trên thị trường
Trader sử dụng phân tích cơ bản để trade coin
Các thương nhân sử dụng phân tích dựa trên cơ sở sẽ sử dụng nhiều dữ liệu khác nhau để tham khảo các xác suất. Dựa trên dữ liệu kinh tế, CEO của các công ty, chính trị và công nghiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu hiệu suất, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng lịch sử, để dự đoán xu hướng trong tương lai. Sau đó được sử dụng để phân tích định giá với các chứng khoán. Nó nên có giá bao nhiêu?
Phân tích cơ bản này dựa trên khái niệm rằng “Giá trị nội tại”. Dựa trên phân tích cơ bản, có ba bước cơ bản.
Phân tích kinh tế: bằng cách phân tích xu hướng kinh tế trong tương lai. Nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới.
Phân tích ngành công nghiệpL là phân tích mạch công nghiệp. Bằng cách phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành. Tương lai của ngành là gì?
Phân tích công ty: là phân tích cuối cùng. Nó sẽ tập trung vào các loại công ty và loại chứng khoán. Phân tích định tính (Định tính Phân tích và phân tích định lượng.
Trader sử dụng phân tích kỹ thuật
Các nhà giao dịch trong thị trường Forex có xu hướng sử dụng phân tích kỹ thuật nhiều hơn các hình thức phân tích khác. Có ba khái niệm về phân tích kỹ thuật:
- Giá sẽ di chuyển theo cùng một xu hướng. Cho đến khi tất cả các xu hướng giá sẽ thay đổi.
- Tất cả mọi thứ được phản ánh trong biểu đồ giá.
- Giá cổ phiếu đang di chuyển theo cùng một xu hướng.
Vì vậy, phân tích kỹ thuật cũng giống như phân tích tâm lý thị trường. Phân tích thống kê Xác suất Của những người tham gia toán học
Phân tích kỹ thuật khá phổ biến đối với các nhà giao dịch trong thị trường FOREX. Cho dù phân tích bằng cách sử dụng Chỉ báo hoặc phân tích biểu đồ nến hoặc Hành động giá, tất cả đều là phân tích kỹ thuật.
Lý do mà phân tích kỹ thuật là rất phổ biến.
Chính xác trong một cấp độ. Bởi vì phân tích kỹ thuật giống như tâm lý thị trường. Phân tích thống kê Xác suất Của những người tham gia toán học
Nó là nhanh chóng để tìm thông tin. Bởi vì phân tích kỹ thuật sử dụng không nhiều dữ liệu. Hầu hết là toán học.
Sử dụng các nguyên tắc toán học để phân tích. Đáng tin cậy hơn.
Trader không có phân tích.
Các nhà giao dịch trên thị trường Forex chủ yếu là các nhà đầu cơ. Các thương nhân không phân tích kế hoạch, nhóm này thường được gọi là “con bạc” là mua mà không có lý do mà không giao dịch vì giá có thể tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, một số thương nhân có thể là thương nhân, nhà phân tích kỹ thuật, nhưng tham lam. Cho đến khi giao dịch mà không có kế hoạch.
Cái này được gọi là “Đánh bạc là bất hợp pháp” ngay cả với kế hoạch giao dịch. Nếu bạn không lập kế hoạch một lần, nó có thể khiến khoản đầu tư của bạn bằng không.
Các kỹ năng trader mới cần học
Với những cá nhân ” chân ướt chân ráo” bước vào nghề trader thì sẽ khó hình dung ra được mình nên học những gì mà chỉ hoạt động giao dịch theo cảm tính, theo phong trào hay những gì mà người ta hướng dẫn mà thôi. Nhưng đó chính là điểm sai lầm chết người khiến mọi người thua lỗ nặng nề trong việc đầu tư. Ngay dưới đây là những kỹ năng, kiến thức về nghề trader mọi người nên tìm hiểu qua.
Nghiên cứu
Kỹ năng nghiên cứu là quan trọng hàng đầu, bản thân bạn đã biết nghiên cứu chưa, việc nghiên cứu nó không chỉ dừng lại ở việc đọc tài liệu mà còn dừng ở việc biết cách đọc và ứng dụng như thế nào. Vậy nên với trader mới hay cũ thì phải biết nghiên cứu:
- Nghiên cứu về sản phẩm mình trade
- Nghiên cứu về thị trường mình giao dịch
- Nghiên cứu các chiến lược, chiến thuật của các trader khác
- Nghiên cứu về thông tin, tin tức…
Vậy nên ban đầu hãy học cách nghiên cứu trước, cùng cần có kỹ năng chọn lọc các thông tin nghiên cứu bởi bạn sẽ không thể nào tiếp cạnh được hết các thông tin hiện đang có.
Phân tích
Sau khi nghiên cứu mọi người cần phân tích thông tin, việc phân tích rất quan trọng bởi khi phân tích được thị trường, được sản phẩm thì mới có thể so sánh sự khác biệt, thông tin chi tiết về các sản phẩm cũng như hiểu về sản phẩm mình đang trade. Dựa trên sự phân tích của bản thân, mọi người sẽ đưa ra cho mình những logic, những thông tin tốt nhất, dễ hiểu nhất.
Thông qua việc phân tích mọi người có thể định hướng được thị trường, xu hướng thị trường giúp cho việc trade dễ dàng và chính xác hơn.
Điều chỉnh phân tích thị trường
Điều chỉnh phân tích thị trường là để mọi người thay đổi điều kiện thị trường, mọi người đừng cố chấp áp dụng những kiến thức, phương pháp mà mình đã thực hiện ở trước vào các đợt giao dịch sau mà nên linh động trong việc ứng dụng. Tại một thời điểm nhất định thì sẽ có sự khác biệt, vậy nên mọi người nên điều chỉnh cách mình phân tích thị trường, cách mình trade sao cho phù hợp nhất.
Điều chỉnh tâm lý
Tâm lý là yếu tố tác động lớn đến việc trade, nhiều người không quản lý được tâm lý của mình rất dễ thất bại. Đối với công việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo để phân tích va đính hướng nếu như bạn bực tức, giao dịch với tâm thế gỡ gạt hay muốn kiếm tiền thật nhanh chóng thì khó mà thực hiện được. Vậy nên cần kỹ năng điều chỉnh tâm trạng khi trade, quản lý càng tốt thì việc trade sẽ dễ dàng hơn.
Chịu áp lực từ rủi ro
Tiếp đó là mọi người cần phải chuẩn bị tâm lý ” có chơi thì có chịu”, bởi nhiều người yêu thích cảm giác chiến thắng, có thật nhiều tiền về tài khoản nhưng khi mất tiền thì suy sụp hoàn toàn, bỏ hết vốn của mình ra để gỡ gạt. Tuy nhiên, phải hiểu là việc đầu tư sẽ có lời và sẽ có lỗ, khi bạn kinh doanh cũng vậy không thể nào lúc nào cũng nằm yên trên chiến thắng được. Vậy nên nếu có thất bại thì cũng đừng quá bi quan hay khủng hoảng làm nhiều điều không đủ tỉnh táo.
Học tính kiên nhẫn
Kiên nhẫn là một trong những tính cần phải có và nó phải trở thành kỹ năng cho mọi trader, bởi việc kiên nhẫn chờ đợi không phải ai cũng làm được. Ví dụ bạn mua cổ phiếu, nếu không kiên nhẫn chờ đợi để cổ phiếu lên cao thì làm sao bạn bán được cổ phiếu với giá cao để kiếm lời.
Vậy nên việc trade cũng vậy, nên kiên nhẫn để chờ đời, việc đợi thời cơ sẽ tốt hơn việc bạn mua vào bán ngay lập tức, như vậy sẽ không tốt cũng có rất ít lợi nhuận. Điển hình Bitcoin, nếu bạn mua từ rất lâu trước đây với giá rẻ chỉ vài $/BTC thì giờ có thể là triệu phú khi nó lên 55.00USD, nhưng để lên được con số đó thì mất rất nhiều thời gian.
Thống kê, tổng hợp và lưu giữ quá trình trade
Có nhiều bạn khi trade thì cứ trade chứ chưa bao giờ nghĩ đến việc thống kê hay lưu trữ lại các dữ liệu mà mình đã thực hiện như thế nào. Nhưng đó là sai lầm, theo bản thân của nhiều nhà trader chuyên nghiệp ở Việt Nam và thế giới thì mọi người cần phải thực hiện thống kê, lưu lại các lệnh mà mình đã thực hiện trên một file nào đó như Excell.
Việc lưu giữ các lệnh lại cũng như thống kê được số vốn đầu tư, số tiền lỗ như vậy mọi người mới có thể phân tích, nhận định được phương pháp giao dịch cũng như nắm bắt quy luật đầu tư của thị trương đó. Đảm bảo các thông tin đó sẽ ko có trader nào chỉ cho mọi người.
Cách để trở thành một Trader Pro là gì
Đầu tiên, bạn phải tập trung nắm rõ những điều cơ bản, nó sẽ là nền tảng cho sự phát triển của bạn sau này. Bạn cần tìm hiểu về thị trường giao dịch, cách giá thay đổi, các loại lệnh, làm sao quản lý rủi ro, vốn, hiệu quả giao dịch…
Thứ hai, sau khi có được những điều cơ bản, bạn cần những chiến lược giao dịch trên thị trường đó. Điều quan trọng ở đây là độ chính xác nguồn thông tin của bạn chứ không phải các kỹ thuật.
Nhưng thông tin chỉ cho bạn một điểm bắt đầu để nghiên cứu sâu hơn chứ không phải một kết thúc cho quyết định của bạn. Bởi vì cái bạn giao dịch là ở tương lai còn thông tin bạn có đã là quá khứ. Việc đánh giá tương lai khó khăn và cần thiết hơn.
Thứ ba, sau khi có được phương pháp giao dịch của chính bạn, bạn cần kiểm nghiệm nó. Chúng ta không thể thắng mọi giao dịch và chúng ta không cần phải phải như vậy.
Điều cần là chúng ta kiểm soát được phương pháp, kiểm soát được bản thân, liên tục điều chỉnh những điều không hợp lý.
Và nhiều khi bạn phải chấp nhận phương pháp của bạn đúng trong quá khứ nhưng hiện tại nó không còn hiệu quả, bạn phải luôn luôn tìm tòi những phương pháp mới, cách thức tốt hơn để thích nghi với thị trường biến động.
1. Có một tư duy đúng đắn
Khi bắt đầu trở thành một Trader, người giao dịch sẽ phải đối mặt với nhiều yếu tố mới của nghề này. Giao dịch trên thị trường tài chính từ trước đến nay chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Một số thống kê cho thấy số Trader thất bại trên thị trường tài chính dao động từ 85 – 95%, tức là tỷ lệ thành công khá nhỏ.
Một số tư duy đúng đắn trong việc trở thành một Trader là:
- Giao dịch trên thị trường tài chính không phải là cách làm giàu nhanh chóng
- Không có phương pháp nào đảm bảo thắng lợi 100% khi đầu tư trên thị trường tài chính.
- Muốn giao dịch thành công, Trader phải có một kế hoạch giao dịch chặt chẽ, cụ thể, và đặc biệt là phải tuân thủ chặt chẽ kế hoạch giao dịch
- Phải thật kiên nhẫn vì thành công của một Trader sẽ đến trong thời gian dài
2. Có một hệ thống giao dịch hiệu quả
Bất kỳ một Trader nào khi giao dịch trên thị trường tài chính đều phải có một hệ thống giao dịch hiệu quả, được minh chứng qua thời gian. Hệ thống giao dịch này phải giúp Trader xác định được một số yếu tố quan trọng của một kế hoạch giao dịch, bao gồm
- Cách xác định xu hướng thị trường để quyết định trạng thái thị trường tại thời điểm hiện tại (xu hướng tăng, xu hướng giảm hay đang đi ngang)
- Cách xác định cụ thể điểm vào thị trường
- Cách xác định cụ thể điểm dừng lỗ của lệnh
- Cách xác định cụ thể điểm chốt lời của lệnh.
Có một hệ thống giao dịch giúp Trader hạn chế được tác động của cảm xúc đến giao dịch, đảm bảo sự khách quan của việc đầu tư.
3. Có một quy tắc quản lý vốn chặt chẽ
Việc đầu tư trên thị trường tài chính đòi hỏi phải có vốn đầu tư. Bảo vệ và quản lý vốn đầu tư chặt chẽ là điều kiện tiên quyết cho thành công của Trader. Trong quy tắc quản lý vốn của mình, Trader cần xác định rõ một số điểm
- Khối lượng lệnh cho mỗi lệnh giao dịch trên thị trường
- Mức độ rủi ro chấp nhận của mỗi giao dịch (các chuyên gia tư vấn chỉ nên từ 1-3%)
- Mức độ rủi ro chấp nhận cho mỗi ngày giao dịch, mỗi tuần giao dịch, mỗi tháng giao dịch,..
Kết luận
Trên đây là bài tổng hợp Trader là gì, phân lọi trader hiện tại, cách trở thành Trader thành công. Cảm ơn bạn đọc đã tin tưởng Webtaichinh.vn
Leave a Reply